Jump to content
Hospitality Community

Mỗi ngày một chỉ số


BAL

Recommended Posts

Có lẽ các nhân viên "ngành" khá quen thuộc với các chỉ tiêu/chỉ số được sử dụng rộng rãi trong hotel/resort như %công suất phòng (%Occ), giá phòng bình quân theo ngày (ADR) hay như %lợi nhuận ròng/doanh thu hoặc là %Lợi nhuận thuần/doanh thu...Tuy nhiên, còn khá nhiều chỉ tiêu vừa lạ vừa quen và có thể là nhiều người đã biết nhưng chưa áp dụng thì nay BAL gửi đến các bạn chuỗi bài viết, "mỗi ngày một/một nhóm chỉ số/chỉ tiêu" để các ban quản lý khách sạn, Excom, HODs tự đối chiếu và đưa ra các quyết sách phù hợp khi áp dụng.

Bài đầu tiên BAL sẽ viết về các chỉ số trong Lương và hiệu suất sử dụng lao động vì chi phí lương trong doanh nghiệp cũng như trong Hotel/Resort cũng chiếm tỷ trọng khá lớn và cũng thuộc nhóm chi phí lưỡng tính (có yếu tố chi phí cố định và chi phí biến động) nên cũng khá khó trong công việc kiểm soát và đặc biệt là trong giai đoạn "hậu-covid" chúng ta còn cần phải chú tâm hơn nữa vào nhóm chi phí này. Như chúng ta đã biết thì các chỉ tiêu như : %Tổng chi phí lương/Tổng chi phí toàn khách sạn, % Chi phí bộ phận lương/Tổng chi phí toàn khách sạn thì đã được đề cập khá nhiều trong các báo cáo lãi/Lỗ (PnL) trong khách sạn và cũng khá thân thuộc với mọi người, vậy để kiểm soát hoặc đưa ra định hướng/ngân sách thì ta cần quan tâm thêm các chỉ số nào? Khoan bàn cãi đến vấn đề về yếu tố nhân tâm/con người trong công cuộc tuyển dụng đào tạo, dưới đây dưới góc độ tài chính, BAL gửi đến các bạn 1 số chỉ tiêu "vừa lạ vừa quen" như sau và qua đó ban quản lý KS sẽ tự mình có quyết sách riêng cho KS mình nhé 

CHỈ TIÊU LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP TRÊN PHÒNG CÓ KHÁCH/PHÒNG SẴN CÓ (Salaries and wages per Available or Occupied Room) :

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết rằng, chúng ta chi bao nhiêu tiền cho chi phí lương của bộ phận/nhóm trên phòng có khách (POR) hay phòng sẵn có (PAR). Chỉ tiêu này dùng để đo lường với ngân sách, so giữa các kì với nhau để giải thích rằng chúng ta có vượt định mức đề ra hay không, có sự chêch lệch nào bất thường giữa các kì với nhau không (như số phòng có khách như nhau tại sao mức lương lại có sự chêch lệch biến động chẳng hạn) và từ đó có những quyết sách phù hợp. Công thức tính như sau

                                                                                            Total(or Department/Section) Salaries and Wages

                                      Salaries and Wages Per    =     image.png.cf8bb3269a2578eaa54b42a0dbb4c300.png

                                      Available (Occupied) Room                      Room (Available) Occupied 

Các bộ phận liên quan trực tiếp đến phòng như Lễ Tân, Buồng Phòng thì thường được đo lường trên phòng có khách còn các bộ phận ở khối gián tiếp như văn phòng quản lý, Tài chính...thì được đo lường trên phòng sẵn có của hotel/resort.

CHỈ TIÊU GIỜ LÀM VIỆC TRÊN PHÒNG CÓ KHÁCH/PHÒNG SẴN CÓ (Hours Worked per Available or Occupied Room) :

Vậy để đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên ta tiếp tục đi tìm hiểu câu hỏi : vậy để phục vụ cho 1 phòng có khách hoặc để phục vụ cho 1 phòng sẵn có ta cần bao nhiêu người, thì chỉ tiêu giờ làm việc trên phòng sẽ có thể trả lời được câu hỏi này. Chỉ tiêu này chỉ xét đến số giờ làm việc thực tế, không xét đến các giờ của nghỉ lễ, nghỉ ốm hay giờ AL nghỉ bù. và tương tự như chỉ tiêu trên ta cũng so sách với ngân sách và với các tháng với nhau để kiểm soát và Các bộ phận liên quan trực tiếp đến phòng như Lễ Tân, Buồng Phòng thì thường được đo lường trên phòng có khách còn các bộ phận ở khối gián tiếp như văn phòng quản lý, Tài chính...thì được đo lường trên phòng sẵn có của hotel/resort.

                                                                                        Total(or Department/Section) Hours Worked

                                      Hours Worked Per    =     image.png.cf8bb3269a2578eaa54b42a0dbb4c300.png

                                      Available (Occupied) Room                      Room (Available) Occupied 

BAL tạm dừng ở đây và kì tiếp BAL sẽ tiếp tục ở chi phí lương và hiệu suất làm việc của nhân viên so với lượng khách hàng mà ta phục vụ, đón xem kì tới nhé ^^

P.s : Kiến thức cá nhân là hữu hạn, kiến thức tập thể là vô hạn nên mọi người cùng chia sẻ những hiểu biết của mình nhé, thanks all

  • Like 3
  • Thanks 1
Link to comment
Share on other sites

Tiếp theo bài chỉ số về nhân lực, Chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi rằng : vậy đối với các bộ phận mà ảnh hưởng lớn đến doanh thu của chúng là lượt khách hơn là phòng có khách (POR), phòng sẵn có (PAR) như bộ phận ẩm thực, bộ phận Spa...thì chỉ số đo lường là gì ? Nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các chỉ số này nhé

Cũng tương tự như so sánh chi phí lương và hiệu suất lương trên phòng, chúng ta cũng có công thức cho chi phí lương và hiệu suất lương trên một lượt khách như sau

                                                                                          Total(or Department/Section) Salaries and Wages

                                      Salaries and Wages Per    =     image.png.cf8bb3269a2578eaa54b42a0dbb4c300.png

                                      Customer/Round/Service                      Total Customer/Round/Service

Chỉ tiêu trên cho biết : Chúng ta cần phải chi bao nhiêu chi phí lương trên một khách/vòng/dịch vụ mà chúng ta phục vụ. Chỉ tiêu này cũng cần được so sánh với ngân sách đề ra, so sánh giữa các kì với nhau để từ đó kiểm soát và đưa ra các quyết sách phù hợp.

                                                                                           Total(or Department/Section) Hours worked

                                      Hours Worked Per    =     image.png.cf8bb3269a2578eaa54b42a0dbb4c300.png

                                      Customer/Round/Service                      Total Customer/Round/Service

Chỉ tiêu trên cho biết : Chúng ta cần bao nhiêu giờ để phục vụ một khách/vòng/dịch vụ. Chỉ tiêu này cũng cần được so sánh với ngân sách đề ra, so sánh giữa các kì với nhau để từ đó kiểm soát và đưa ra các quyết sách phù hợp.

Chỉ số FTE (Full-time Equivalent) : Chỉ số đại lượng thời gian làm việc cố định của một người trong bộ phận

Chỉ số này cho biết khối lượng thời gian của một người trong bộ phận hoặc trong một khách sạn làm trong ngày/tháng/năm tùy theo nhu cầu nhà quản lý muốn đo lường. Nói một cách dễ hiểu hơn thì FTE cho các nhà quản lý biết cần bao nhiêu nhiêu nhân viên để hoàn thành khối lượng công việc của bộ phận. Vì tính trên giờ lao động nên nó cũng cho phép các nhà quản lý, Excoms hay HODs quyết định sẽ dùng nhân viên chính thức hay nhân viên thời vụ để thực hiện tùy theo yếu tố công việc. Chỉ số này được tính dựa trên giờ công làm việc thực tế không bao gồm thời gian nghỉ phép, thời gian nghi lễ, nghỉ ốm hay nghỉ bù. 

 

                                                 T                                          Total(or Department/Section) Hours worked

                                                               FTE    =     image.png.cf8bb3269a2578eaa54b42a0dbb4c300.png

                                                                                 Number of hours in              X            Number of Days in period/7

                                                                                 Standard work Week

Trên đây là một số chỉ tiêu/chỉ số cho chi phí nhân lực trong khách sạn, Các bạn đón xem kì tiếp là chỉ tiêu/chỉ số cho bộ phận nào nhé ? bí mật sẽ được bật mí ở kì tiếp, thanks 

 

 

  • Like 2
  • Thanks 1
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

×
×
  • Create New...