Jump to content
Hospitality Community

Vỡ lòng về Điện Toán Đám Mây


RED

Recommended Posts

Lịch Sử Điện Toán Đám Mây

Giống như mây trời, điện toán đám mây (Cloud Computing - ĐTĐM) đã xuất hiện từ rất lâu. Nếu bạn là thành viên của diễn đàn Trí Tuệ Việt Nam (TTVN) cuối những năm 1990, thì thâm niên ứng dụng điện toán đám mây của bạn là gần 30 năm rồi đấy. Dĩ nhiên lịch sử của ĐTĐM bắt đầu từ rất lâu trước mốc thời gian này, tận những năm 1960, khi mô hình chia sẻ thời gian (time-sharing) cho phép nhiều người dùng cùng làm việc trên một hạ tầng, nền tảng, hoặc ứng dụng để tối ưu hiệu quả công việc.

Tuy nhiên khi đó mây chỉ là khái niệm chứ chưa được gọi là “mây” như bây giờ. Ẩn dụ này lần đầu được sử dụng vào năm 1994 bởi David Hoffman để mô tả môi trường của ngôn ngữ lập trình Telescript, vốn được sử dụng nhiều trong hệ thống mạng viễn thông. Diễn giải “điện toán đám mây” bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào năm 1996 khi tập đoàn máy tính Compaq trình bày kế hoạch kinh doanh với mũi nhọn là sự kết hợp của điện toán và Internet. Kế hoạch kinh doanh này đánh giá cao tiềm năng của việc lưu trữ trực tuyến, và tập trung vào chiến lược cung cấp phần cứng máy chủ cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet.

ĐTĐM được định hình rõ nét hơn với sự ra đời của Amazon Web Services vào năm 2002, cho phép giới phát triển phần mềm xây dựng các ứng dụng một cách độc lập. Thập kỷ sau đó chứng kiến sự nở rộ và phát triển mạnh mẽ của ĐTĐM với các nền tảng Microsoft Azure, OpenStack của NASA, SmartCloud của IBM, Oracle Cloud,… Và đại dịch Covid-19 vừa rồi chính là đỉnh điểm sự phát triển của ĐTĐM để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của mô hình làm việc ở nhà, hoặc làm việc từ xa.

Vậy Điện Toán Đám Mây là gì?

ĐTĐM là nguồn tài nguyên điện toán chuyên cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu như: máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, kết nối mạng, phần mềm, phân tích,… mà không đòi hỏi người sử dụng phải trực tiếp quản lý nó. Toàn bộ hạ tầng phần cứng và phần mềm của ĐTĐM không nhất thiết phải hiện hữu cho người sử dụng, giống như một đám mây. ĐTĐM giúp doanh nghiệp và người sử dụng giảm thiểu chi phí đầu tư (CAPEX) vào hạ tầng điện toán (phần cứng máy chủ, hạ tầng phòng máy,…) và chỉ yêu cầu thanh toán chi phí vận hành (OPEX) định kỳ hoặc dựa trên mức sử dụng dịch vụ thực tế.

Cloud_computing_svg.thumb.png.13ae0931c50ecdca91b5a10baca3d108.png

Minh họa điện toán đám mây theo Wikipedia

Các hình thái của điện toán đám mây

Cũng giống như mây trời: muôn hình, muôn vẻ, muôn màu sắc,… không phải hình thái ĐTĐM nào cũng giống nhau, và cũng không có hình thái ĐTĐM nào có thể đáp ứng được mọi nhu cầu. ĐTĐM đã tiến hóa thành nhiều dạng thức nhằm cung cấp các giải pháp phù hợp cho các nhu cầu các khau. Có ba dạng thức ĐTĐM chính: Public Cloud (mây chung), Private Cloud (mây riêng), Hybrid Cloud (mây hỗn hợp)

Public Cloud: được xây dựng và sở hữu bởi nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM (Microsoft Azure, AWS, Oracle Cloud,…) cung cấp các dịch vụ điện toán như server, lưu trữ,… đến người dùng thông qua mạng Internet.

Private Cloud: là tài nguyên điện toán dành riêng hoặc độc quyền cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó. Hạ tầng vật lý của Private Cloud có thể được đặt tại trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp hoặc tổ chức, hoặc cũng có thể được host riêng trên hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM, dù ở đâu, nó cũng kết nối tới người dùng thông qua hệ thống mạng riêng.

Hybrid Cloud: là sự kết hợp cả Public lẫn Private Cloud, sử dụng công nghệ để chia sẻ dữ liệu và ứng dụng giữa hai hình thái này. Bằng việc cho phép dữ liệu và ứng dụng truyền tải qua lại giữa Public và Private Cloud, doanh nghiệp có thêm nhiều lựa chọn trong việc triển khai các giải pháp, đồng thời tối ưu hóa hạ tầng và cải thiện các vấn đề an ninh.

  • Like 1
  • Thanks 2
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

×
×
  • Create New...