Jump to content
Hospitality Community

Xác định nhóm doanh thu: Có phải tất cả thức uống đều được xác định là doanh thu thức uống (Beverage revenue)?


BAL

Recommended Posts

Trong phân khúc khách sạn resort thì có khá nhiều loại hình doanh thu như : doanh thu phòng (room revenue), doanh thu thức ăn (Food Revenue), doanh thu thức uống (Beverage Revenue), doanh thu thẩm mỹ (Spa Revenue), doanh thu giặt là (Laundry Revenue)..vân vân và mây mây. Hôm nay, BAL đưa ra 1 chủ đề mới mà không mới (thật ra là cũ đối với ngành hospitality này) là có phải tất cả các loại thức uống bán được đều được xác định là doanh thu thức uống (Beverage Revenue) hay không?. Câu trả hỏi có vẻ như khá là dễ khi đa số đều nghĩ rằng câu trả lời là Có, tất nhiên rồi đã là thức uống bán được thì phải được đưa vào doanh thu thức uống chứ, nhưng câu trả lời thì có vẻ hơi ngược lại.

Câu trả lời là Không, không phải tất cả thức uống bán được trong khách sạn đều được xác định là doanh thu thức uống (Beverage Revenue). Chắc đến đây một số anh chị em sẽ phản đối câu trả lời của BAL (cũng như là BAL đã từng nhận nhiều phản hồi phản đối về vấn đề này), nhưng khoan để BAL trích dẫn:

Trong chuẩn mực kế toán cũng như vận hành khách sạn, hiệp hội ngành khách sạn tại hoa kỳ vào năm 1926 đã đưa ra một chuẩn mực chung cho việc xác định các nhóm doanh thu, các báo cáo thông dụng, các chỉ số trong nghành khách sạn và đây cũng được xem là chuẩn mực chung cho hầu hết các tập đoàn khách sạn quốc tế hiện nay. Chuẩn mực đó được gọi là Uniform System of Account for the lodging Industry, viết tắt USALI. Phiên bản mới nhất mà BAL biết đó là USALI11 thì tại trang số 41 có nêu rõ, doanh thu hàng thức ăn (Food Revenue) bao gồm: doanh thu bán hàng của hàng thức ăn và doanh thu hàng thức uống không cồn (Non-Alcoholic Beverage) cũng được xác định là doanh thu thức ăn (Food Revenue). Điều này dẫn đến, không phải tất cả hàng thức uống đều thuộc doanh thu uống trong ngành khách sạn và cũng kéo theo việc xác định % định mức chi phí của thức uống (%Beverage cost norm) cũng sẽ khác đi vì đa phần hàng thức uống có cồn (Alcoholic Beverage) đều cho % chi phí định mức cao, điều này sẽ làm thay đổi cost norm trong báo cáo lãi lỗ (Profit & Loss) trong khách sạn. BAL trích dẫn đoạn có nêu vấn đề thức uống không cồn được đưa vào doanh thu thức ăn như screenshot bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé, đây là nguồn tài liệu đáng tin cậy và khá nhiều kiến thức về ngành nên BAL khuyến khích mọi người nếu ai chưa đọc thì tham khảo nhé.

image.png.231122ae92612b73eb774bba5754febd.png

  • Like 5
Link to comment
Share on other sites

  • 3 weeks later...

@BAL bổ ích, thanks đã chia sẻ. Tuy nhiên việc áp dụng thì tại VN nên sẽ phải theo pháp luật và giáo khoa VN. Bạn có dẫn chứng nào mà việc thức uống không cồn tại VN phải thuộc Food không?

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

×
×
  • Create New...