Jump to content
Hospitality Community

Chi phí mục tiêu (Target Costing) là gì và Vì sao nó được áp dụng trong ngành hospitality ở một số khách sạn?


BAL

Recommended Posts

Có rất nhiều phương pháp đo lường và kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động về nhà hàng khách sạn nói riêng, ví dụ như phương pháp chi phí cận biên (marginal costing), phương pháp chi phí toàn bộ (absorptional costing) hay hay hiện đại hơn phương pháp phân bổ chi phí theo hoạt động (activity base costing-ABC)... mà nhiều doanh nghiệp đang áp dụng. Thông thường, giá bán sẽ được xây dựng trên giá vốn nguyên vật liệu, nhân công, các chi phí khác cấu thành nên 1 sản phẩm hoặc dịch vụ để cho nhà quản lý đưa ra quyết định về giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh khốc liệt về giá thì doanh nghiệp khó có thể tự quyết định giá của mình trong khi đối thủ có cùng phân khúc bán với giá thấp hơn với chất lượng dịch vụ ngang hàng. Đâu là giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra để cạnh tranh với đối thủ và đạt được lợi nhuận như mong muốn? Phương pháp kiểm soát chi phí nào sẽ phù hợp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, đặc biệt là giai đoạn sau covid. Nay BAL giới thiệu đến các bạn một phương pháp kiểm soát chi phí mà có lẽ nhiều khách sạn đang áp dụng, đó là phương pháp chi phí mục tiêu (Target Costing). Vậy Target costing là gì và vì sao nó được áp dụng trong nhà hàng khách sạn?

1. Theo định nghĩa, chi phí mục tiêu = Giá bán thị trường - lợi nhuận kì vọng. Vậy chi phí mục tiêu là mức chi phí mà ở đó doanh nghiệp đạt được lợi nhuận mà họ kì vọng. 

2. Có 7 bước để xác định chi phí mục tiêu và đóng khoảng cách (close gap) giữa chi phí mục tiêu và chi phí thực tế có thể sảy ra.

- Xác định được đặc điểm (giá trị) của sản phẩm dịch vụ và doanh số có thể đạt được. 

- Quyết định giá bán mục tiêu

- Xác định chi phí mục tiêu = giá bán mục tiêu - lợi nhuận mục tiêu

- Ước tính chi phí thực tế có thể sảy ra dựa vào đặc điểm của sản phẩm dịch vụ

- So sánh khoảng cách (gap) giữa chi phí thực tế sảy ra - chi phí mục tiêu.

- Tìm cách thu hẹp dần chi phí thực tế và chi phí mục tiêu. 

3. Hiện tại, với tốc độ phát triển của các nhà hàng khách sạn, Việt Nam đang là điểm đến của các thương hiệu khách sạn lớn đến, đầu tư và vận hành do đó không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là về giá. Nên, giá bán lúc này sẽ được định hình với các đối thủ cùng đẳng cấp chứ không còn dựa trên chi phí đầu vào (ví dụ: cùng thương hiệu 5 sao quốc tế với brand ngang hàng, trên cùng 1 trục đường thì khó mà có thể có sự chêch lệch lớn về giá nếu như khách sạn muốn thu hút khách từ đối thủ hoặc đối thủ thu hút khách từ khách sạn). Vậy nhiệm vụ chính của nhà điều hành, đặc biệt là đội tài chính là làm cách nào để cùng hoặc thấp hơn giá bán của đối thủ nhưng lợi nhuận vẫn được đảm bảo. Quy cho cùng lợi nhuận vẫn là mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp (nhưng mục tiêu tiên quyết là dòng tiền, BAL sẽ viết ở 1 bài khác, trong phạm vi bài này BAL chưa đề cập đến). Vậy đâu là phương pháp để close the gap. Dưới đây là cách sẽ close gap này: 

- Phân tích giá trị cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ mình đang mang đến khách hàng là gì (value analysis) và từ đó sẽ cố giữ vững giá trị này, đồng thời phân tích các chi phí mà không ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi này thì cần loại bỏ đi hoặc thay thế bằng loại tương đương. Từ đó, vẫn có thể giữ được giá trị dịch vụ nhưng giảm thiểu chi phí. Giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ đến từ: giá trị sản phẩm/dịch vụ, giá trị thương hiệu, giá trị trao đổi mua bán trên thị trường, giá trị sử dụng.

- Ngoài ra, còn có một số phương pháp như sau: tuy nhiên cần đảm bảo giữ vững giá trị cốt lõi như trên khi cắt giảm chi phí liên quan.

+ Giảm thiểu cấu phần chi phí thừa. 

+ sử dụng hiệu quả chi phí nhân công (có thể xem việc thuê công nhật là một ví dụ)

+ Áp dụng các kỹ thuật công nghệ mới hiện đại để tăng trải nghiệm khách hàng cũng như giảm thiểu công lao động.

+ Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên để tăng hiệu suất làm việc

+ Loại bỏ các hoạt động không mang lại giá trị. 

Trên đây BAL đưa ra một phương pháp trong nhiều phương pháp mà khách sạn đã và đang áp dụng để mang lại hiệu quả tối ưu với khách sạn. Và đây cũng chỉ là kinh nghiệm cá nhân của BAL, anh chi em nào cho phương pháp nào hay thì cùng chia sẽ nhé. 

  • Like 4
  • Thanks 1
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

×
×
  • Create New...